Nếu đã từng nghe về VMware hay VirtualPC thì chắc bạn không còn lạ gì. Máy ảo thực chất là một phần mềm chạy trên hệ điều hành hiện thời trên máy bạn (gọi là hệ điều hành chủ), giả lập một chiếc máy tính “thực” hoàn toàn để bạn có thể cài một hệ điều hành khác lên (gọi là hệ điều hành khách) và chạy như thể chạy từ chính máy tính của bạn. Như thế bạn có thể chạy Linux trong Windows, hay Windows Vista trong Windows XP,… một cách dễ dàng. Bạn có thể vừa làm việc với hệ điều hành chủ, vừa có thể “chơi” với hệ điều hành khách.
VirtualBox 4.1.18 Final Full | Phần mềm tạo máy ảo miễn phí
Những phần mềm máy ảo có tên tuổi như VMworkstation của VMware hay VirtualPC của Microsoft mặc dù khá mạnh nhưng không miễn phí. Với VMware bạn phải chi gần $200, còn VirtualPC thì có bản miễn phí nhưng với điều kiện phải qua được vòng WGA (Windows Genuine Advantage) chứng thực Windows có bản quyền . Có thể bẻ khóa cũng dễ dàng thôi, nhưng chả cần làm thế vì giờ bạn có thể chạy máy ảo miễn phí với VirtualBox của Innotek, phần mềm máy ảo nguồn mở mà mình đã từng dùng và thấy rất hài lòng.
Tất nhiên cái gì cũng có giá của nó, hệ điều hành ảo không thể chạy nhanh như trên máy thật, máy của bạn cũng phải gồng mình để “cõng” cả 2 hệ điều hành cùng lúc. Chính vì thế các phần mềm máy ảo chỉ phù hợp với nhưng cấu hình máy tương đối mạnh với bộ nhớ tương đối (theo ý kiến mình thì tầm 512MB trở lên). Ngoài dung lượng đĩa cứng dùng cho hệ điều hành khách (xấp xỉ như khi cài thật) bạn sẽ cần thêm tầm 30MB cho phần mềm máy ảo.
Dĩ nhiên là máy ảo cũng có những nhược điểm như không thể chơi game, tốc độ giới hạn, các phần mềm trên máy ảo và máy thật không thể liên lạc với nhau… Tuy nhiên ích lợi của việc sử dụng máy ảo cũng không phải là nhỏ. Bạn có thể cài cùng lúc nhiều hệ điều hành mà không sợ “đụng độ” hay nguy hiểm đến máy, hoặc có thể dùng để “vọc trước” một hệ điều hành nào đó trước khi chính thức cài nó lên máy, chụp ảnh minh họa một số hệ điều hành…
Tất nhiên cái gì cũng có giá của nó, hệ điều hành ảo không thể chạy nhanh như trên máy thật, máy của bạn cũng phải gồng mình để “cõng” cả 2 hệ điều hành cùng lúc. Chính vì thế các phần mềm máy ảo chỉ phù hợp với nhưng cấu hình máy tương đối mạnh với bộ nhớ tương đối (theo ý kiến mình thì tầm 512MB trở lên). Ngoài dung lượng đĩa cứng dùng cho hệ điều hành khách (xấp xỉ như khi cài thật) bạn sẽ cần thêm tầm 30MB cho phần mềm máy ảo.
Dĩ nhiên là máy ảo cũng có những nhược điểm như không thể chơi game, tốc độ giới hạn, các phần mềm trên máy ảo và máy thật không thể liên lạc với nhau… Tuy nhiên ích lợi của việc sử dụng máy ảo cũng không phải là nhỏ. Bạn có thể cài cùng lúc nhiều hệ điều hành mà không sợ “đụng độ” hay nguy hiểm đến máy, hoặc có thể dùng để “vọc trước” một hệ điều hành nào đó trước khi chính thức cài nó lên máy, chụp ảnh minh họa một số hệ điều hành…
( Sưu tầm )
Post a Comment