Featured Post Today
print this page
Latest Post

5 bí quyết tránh mua phải BlackBerry "hàng dựng"

5 bí quyết tránh mua phải BlackBerry "hàng dựng"

- Thực trạng thị trường ĐTDĐ BlackBerry tại Việt Nam đang hỗn loạn với vô số hàng nhái, hàng dựng, hàng nhân bản... Để không bị lừa, mua phải hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần biết một số kinh nghiệm của "dân trong nghề" để có thể tự tìm cho mình một chiếc BlackBerry ưng ý.

Hàng nhái đang làm hỗn loạn thị trường BlackBerry tại Việt Nam. Nguồn ảnh: Handheldvn.com.

Để xác định một chiếc BlackBerry có phải hàng chuẩn hay không, người mua cần kiểm tra theo các bước như sau: 

Bước 1: Kiểm tra hình thức máy thật kỹ càng, từ phụ kiện cho tới các yếu tố khác như vỏ hộp hay tem IMEI, serial. Tem của nhà sản xuất là tem đỏ, có gạch trắng ở giữa, dán tại vị trí trên thân máy. Đây là mã nhận diện khó làm giả và nếu có làm thì cũng rất dại, người dùng tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra.

Một điều khá nực cười là hàng BlackBerry "Dolly" (nhân bản), hàng dựng đều có phụ kiện rất đầy đủ và tem dán chi chít, tuy nhiên tem thường không sắc nét và nếu thấm chút nước sẽ dễ bị phai, lem nhem.
Bước 2: Kiểm tra kỹ vỏ máy, bàn phím, trackball, sơn vỏ máy. Bàn phím xịn thông thường ấn rất chắc tay và có độ nhạy đặc trưng do lớp đàn hồi dưới phím chưa bị bung. Thêm vào đó, do sử dụng bàn phím QWERTY nên bàn phím rất nhiều nút, bạn nên ấn thử từng chữ và thao tác soạn văn bản để kiểm tra độ chắc chắn từng phím, nếu phím lung lay thì có nghĩa máy đã từng bị mở hoặc đã bị sửa chữa. 

Viên bi lăn trackball cũng rất quan trọng, bi lăn phải nhạy. Thông thường một lần lăn hết một vòng bi thì tùy chọn sẽ nhảy qua được ít nhất 4 biểu tượng trên màn hình kể cả dọc/ngang. Chỉ cần mắc một lần thì có nghĩa là trackball đã được sử dụng nhiều và rất có thể bộ đọc chuyển động lăn của bi bên trong máy đã bị lỗi. 

Lớp vỏ đặc trưng thông thường sẽ được sơn tĩnh điện, lớp sơn có độ bóng cao, logo hãng không thể tẩy xóa do được in chìm cùng lúc với sơn vỏ. Một số màu sắc đặc trưng của máy BlackBerry xịn được gắn cho từng thương hiệu mà người mua máy cần lưu ý: Màu đỏ, màu ghi thường là hàng AT&T, màu đen, màu sáng trắng, tím thường là hàng T-Mobile…Vỏ của máy xịn thường đóng khít, không ọp ẹp so với các loại vỏ chế

Bước 3: Có lẽ đây là bước đơn giản nhưng khá hiệu quả. Bạn chỉ cần nhập IMEI hoặc mã số PIN trên máy lên thẳng trang tìm kiếm trực tuyến Google để xem kết quả hiển thị. Nếu là hàng "Dolly", sẽ có vài kết quả hiển thị giống mã của bạn và từ đó có thể quyết định luôn việc từ chối mua máy.

Bước 4: Đây là bước đòi hỏi người mua phải có ít nhiều kinh nghiệm hoặc có bạn bè quen để kiểm tra máy. Nếu hàng xách tay đảm bảo còn nguyên vẹn thì khi mở máy, ngoài lớp tem như vừa nói ở Bước 1, sẽ còn có một lớp keo trám ở thân máy. 

Ngoài ra, trên bo mạch mỗi máy BlackBerry chính hãng đều có một khung để chứa bộ vi xử lý, chip flash. Khung bo này được hàn bằng thiết bị chính xác nên vết hàn rất tinh vi, không nhìn thấy bằng mắt thường và khung lồng rất chắc chắn. Nếu máy từng bị tháo ra sửa chữa hoặc thay thế chipflash thì khung mạch được hàn bằng tay, rất dễ nhìn với những mối hàn to, khoảng cách các chân hàn không đều.

Bước 5: Cũng như khi mua các món hàng công nghệ khác, người tiêu dùng nên tìm mua hàng tại những địa chỉ có cửa hàng lớn, chế độ bảo hành đầy đủ, nghiêm túc. Đọc kỹ các quy định bảo hành trước khi mua máy là một lưu ý không nên bỏ qua. Nếu cửa hàng bán cho phép mở máy kiểm tra, bạn nên đưa bạn bè có kinh nghiệm đi cùng. 

 Theo Vietnamnet

 

Trang web để kiểm tra emei:

http://www.numberingplans.com/

 


0 comments

Sự thật về phần mềm diệt virus của Microsoft

Sự thật về phần mềm diệt virus của Microsoft

Theo thông báo của Microsoft chương trình diệt virus mà họ sắp công bố sẽ miễn phí. Nhưng với Microsoft, từ "miễn phí" thường không giúp người dùng yên tâm.

Đáng lẽ, Microsoft phải làm việc này từ rất lâu rồi vì các phiên bản Windows vẫn luôn là mục tiêu tấn công của giới hacker. Nhưng khi Microsoft tuyên bố sẽ tung ra bản beta (thử nghiệm) một chương trình diệt virus miễn phí, hầu hết người dùng lại không mấy tin tưởng và vui mừng bởi Microsoft vốn có "căn bệnh cố hữu" là "biến tất cả những gì đơn giản thành phức tạp" và hãng phần mềm này cũng chưa có tiếng là "hảo tâm" bao giờ.

Nhưng Morro (tên mã của phần mềm diệt virus này) của Microsoft sẽ hoạt động thế nào?

Theo những gì mà thế giới công nghệ được biết, Morro sẽ không phải là một phần mềm có thể tải về và cài đặt như Grisoft (AVG Antivirus) và Avast vẫn hay làm. Đúng hơn đó sẽ là một dịch vụ mà như Microsoft tuyên bố "còn hơn cả một phần mềm diệt virus"  vì nó sẽ có khả năng "phòng chống mã độc theo thời gian thực".

Morro sẽ được giao nhiệm vụ định tuyến tất cả các luồng dữ liệu ra vào máy tính của người dùng đến một trung tâm dữ liệu của Microsoft. Tại đó, một ứng dụng khác của Morro sẽ phân tích và ngăn chặn tất cả những mã độc dựa vào "hướng di chuyển tiếp theo" của chúng (). Đây là một khả năng rất hiện đại và hữu hiệu của ngành bảo mật CNTT mà hầu hết các chương trình bảo mật hiện nay chưa thể thực hiện được.

Microsoft sẽ được lợi khá nhiều khi cung cấp miễn phí Morro. Đầu tiên, chắc chắn chương trình này sẽ thúc đẩy doanh số của Windows 7 khi  Microsoft chính thức bán ra vào tháng 10 tới. Thứ hai, Microsoft sẽ có thêm một công cụ để buộc người dùng phải tải về các bản vá cập nhật cho hệ thống một cách nhanh chóng và thường xuyên hơn. Windows thường xuyên được cập nhật chắc chắn sẽ an toàn hơn và uy tín thương hiệu của Microsoft vì đó cũng sẽ tăng cao.

Cuối cùng, Morro sẽ giúp Microsoft có những sản phẩm hoàn hảo hơn trong tương lai bởi khi đó họ đã có một cơ sở dữ liệu về cách thức ra đời, phát triển, phát tán và tấn công của hầu hết các chủng mã độc trên thế giới.

Nhưng vẫn còn đó vô số những câu hỏi người dùng cần Microsoft trả lời và Morro sẽ thành công đến đâu cũng phụ thuộc vào những câu hỏi này.

- Thứ nhất, Microsoft sẽ miễn phí Morro vĩnh viễn?

- Microsoft sẽ thu thập những thông tin gì từ người dùng khi Morro hoạt động? Có chắc là họ chỉ quan tâm đến những thông tin liên quan đến bảo mật?

- Morro sẽ bảo vệ khách hàng thế nào nếu máy tính của họ không kết nối Internet?

- Microsoft có thường xuyên cập nhật Morro để theo kịp sự cạnh tranh của các đối thủ không?

- Morro sẽ có trên tất cả các phiên bản Windows hay không?

- Tốc độ hoạt động của Morro thế nào?

Nhưng trước khi trả lời những câu hỏi đó, nhiều người sẽ muốn Microsoft trả lời một câu hỏi quan trọng khác: Liệu các hãng bảo mật như Symantec, McAffe, Panda, Kaspersky... sẽ đứng ở đâu khi Microsoft ra mắt Morro?

Trên thực tế Morro sẽ không mấy ảnh hưởng đến các hãng này vì họ không chỉ "làm nhiệm vụ" phòng chống mã độc trên máy tính mà còn tham gia bảo vệ các hệ thống mạng, cung cấp các sản phẩm phòng chống rò rỉ dữ liệu, tiêu diệt và ngăn chặn thư rác (spam) hay trực tiếp tư vấn và xử lý các sự cố bảo mật....

Cuối cùng, Microsoft phải chứng minh khả năng tiếp thị của mình bằng chính sự thành công của Morro. Liệu "dịch vụ phòng chống mã độc" này của họ có đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm thực trên thị trường hiện nay không?

Cuối cùng, dù Morro thành công đến đâu thì khách hàng của hãng phần mềm lớn nhất thế giới này vẫn có thể vui mừng vì Microsoft đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc bảo vệ họ.


0 comments
 
Copyright © 2011. Tin công nghệ 2013 - All Rights Reserved
Thiết kế website by Nguyễn Chí Bảo